Holy Vietnamese Martyrs

  

 

(Trích dẫn từ cdmartin.org)

Thánh An-rê Dũng Lạc, và 116 vị thánh Việt Nam, tử đạo tại Việt Nam trong các thế kỷ 18 và 19, được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19 tháng 6, năm 1988.
Ngay sau khi cac nhà truyền giáo Bồ Ðào Nha khám phá ra Việt Nam, đạo Công Giáo được đưa vào Việt Nam bởi một giáo sĩ tên I-nhã năm 1533, có lẽ là một giáo sĩ Âu Tây trên đường đi Trung Hoa, và ghé lại Việt Nam hai năm. Các nhà truyền giáo khác cũng hoạt động vất vả tại miền đất ít người lui tới này trong mấy chục năm. Các linh mục Dòng Tên mở cơ sở truyền giáo đầu tiên năm 1615 tại Ðà Nẵng với cha Francesco Buzomi người Ý và cha Dieogo Carvalho người Bồ. Họ chăm sóc cho các giáo dân người Nhật, cũng như họ, đã bị đuổi ra khỏi nước Nhật vì bị đàn áp.
A Lịch Sơn Ðắc Lộ, dòng Tên (1591-1660), vị “tông đồ của Việt Nam” tới năm 1624, và năm 1627 đi Hà Nội. Ngài thành công lạ thường. Năm đầu, ngài rửa tội cho em gái của Nhà Vua và 1200 người lớn, trong hai năm sau 5.500 người. Năm 1630, người bị trục xuất, và một giáo dân đầu tiên (không rõ tên) bị sử trảm vì đức tin. LM Ðắc lộ trở lại Việt Nam nơi ngài bá cáo có 100.000 nguời công giáo năm 1639. Năm 1645, ngài bị đuổi một lần nữa, ngài trở về Pháp và thành lập Hội Truyền Giáo Ba Lê cho việc truyền giáo ngoại quốc. Con số đông đảo các nhà truyền giáo mới của Dòng Truyền Giáo Ngoại Quốc này khiến cho có một giai đoạn bành trướng nhanh chóng; năm 1658, riêng Bắc Việt có 300.000 người công giáo. Chủng viện đầu tiên được mở năm 1666, và hai linh mục bản xứ đầu tiên được chịu chức năm 1668. Một dòng nữ bản xứ được thành lập, đó là Dòng Mến Thánh Giá năm 1670.
Các sự đàn áp lẻ tẻ xẩy ra cho tới năm 1698 thì các cuộc đàn áp dữ dội bùng nổ. Các cuộc đàn áp khác theo sau (đáng ghi là 1712, 1723, và 1750) trong giai đoạn này ít ra cũng có 100.000 người công giáo, kể cả người đầu tiên được phong thánh (Gil và Lenziniana, 1745), chịu tử đạo. Một thời kỳ bình yên tạm thời tiếp theo nhờ sự dàn xếp của vị thừa sai qua một hiệp ước năm 1787 giữa Pháp và vị vua sắp lên ngôi là Nguyễn-Ánh, được viện trợ quân sự của Pháp để trở thành Hoàng Ðế Gia Long (1806). Hai vua kế vị (Minh Mang và Tự-Ðức) gia tăng sự tàn khốc của các cuộc đàn áp vào các năm 1820-41. Vua Minh Mạng trục xuất tất cả các giáo sĩ ngoại quốc và ra sắc chỉ cho tất cả người công giáo Việt Nam phải bỏ đạo bằng cách bước qua thập giá. Sau khi ngơi được một thời gian, năm 1847, việc đàn áp đạo Công Giáo lại tái diễn khi nhà vua nghi ngờ các giáo sĩ ngoại quốc và giáo dân Việt Nam trợ giúp sự nổi loạn của một thái tử. Người Công Giáo bị khắc trên mặt hai chữ tà đạo; chồng vợ bị ly tán, con cái bị tách rời khỏi cha mẹ. trong thế kỷ 19, từ 100.000 đến 300.000 người chịu bách hại, kể cả đa số những người được phong thánh. Sự chống lại của người công giáo đáng ghi nhận qua việc che dấu các linh mục thật là quả cảm. Trong năm năm từ 1857 đến 1862, có khoảng trên 5.000 tín đồ chịu tử đạo, cộng với 215 linh mục và nữ tu bản xứ, và có khoảng 40.000 người công giáo bị tước hết quyền sở hữu, và bị đầy ra khỏi nơi họ sinh sống. Năm 1917 hơn 2.078 trường hợp trong nhóm này được mang ra trình bày; và một con số trượng trưng 25 người được phong Á Thánh năm 1951.
Mặc dầu hồ sơ của đa số những người chịu bách hại đã bị tiêu hủy, tất cả có 117 vị, trong đó có 96 người Việt, 11 cha Ða Minh người Tây Ban Nha, và 10 giáo sĩ người Pháp thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê đã được phong thánh. Trong số đó có 8 Giám Mục, 50 linh mục (15 cha Ða Minh, 8 cha Hội Thừa Sai Ba Lê, 27 cha triều), 1 chủng sinh, và 58 giáo (9 người Dòng Ba Ða Minh, và 17 thầy giảng) tử đạo tại Bắc Hà, Trung Phần và Nam Phần. Ða số bị sử trảm (chặt đầu) (76), nhưng 21 nguờ bị xử giảo (thắt cổ) chết, 9 chết vì bị tra tấn, 6 bị thiêu sống, và 5 bị lăng trì (phân thây). Tên của các vị thánh tử đạo này được liệt kê sau đây. Các vị thánh này được phong Á thánh trong bốn kỳ khác nhau: 64 vị năm 1900 bời Ðức Giáo Hoàng Lêo XIII; 8 vị năm 1906 bởi Ðức Giáo Hoàng Piô X (tất cả đều là Ða Minh); 20 năm 1909 cũng bởi Ðức Giáo Hoàng Piô X; và 25 năm 1951 bởi Ðức Giáo Hoàng Piô XII.